Diamond Centery – Celadon City | Only 30% down payment & move in to stay or collect rental income with 24 months deferred payment. | Foreign Quota Available | Near International Airport

Toàn cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam – Bước đột phá giao thông Việt Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam (ĐSTĐC Bắc Nam) là một trong những siêu dự án công trình hạ tầng giao thông quan trọng bậc nhất Việt Nam, tạo tuyến đường kết nối liền mạch hai đầu tàu kinh tế của đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đi qua 20 tỉnh thành với 23 ga hành khách (trong đó hai ga cả hành khách và hàng hóa) và 5 ga hàng hóa.

Với tốc độ tối đa lên đến 350km/h, tuyến đường này hứa hẹn sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giảm tải áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ, và nâng cao năng lực vận tải hành khách.

Giới thiệu về đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất Việt Nam, có mục tiêu nâng cấp toàn diện hệ thống giao thông quốc gia và giảm áp lực lên các tuyến đường bộ và hàng không hiện tại. Đây là dự án có tầm vóc chiến lược, với mục tiêu kết nối nhanh chóng các vùng kinh tế trọng điểm và tạo đà phát triển kinh tế, xã hội.

duong sat toc do cao bac nam 4
Mô phỏng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam – Bước đột phá giao thông Việt Nam

Dự án được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu vận tải giữa hai vùng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng cao. Với tổng chiều dài gần 1.541 km, tuyến đường này không chỉ kết nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn liên kết các tỉnh và thành phố lớn dọc theo tuyến đường. Mục tiêu chính của dự án là phát triển một hệ thống giao thông hiệu quả, an toàn, và thân thiện với môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Dự án dự kiến được chia thành nhiều giai đoạn, với ưu tiên xây dựng trước các đoạn có lưu lượng vận tải cao như Hà Nội – Vinh và Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và tiện nghi cho hành khách.

Thông tin chi tiết về đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Quy mô tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541 km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua 20 tỉnh thành, với 23 ga hành khách với cự ly trung bình 67 km và 5 ga hàng hóa.. Với tốc độ thiết kế tối đa lên đến 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h, tuyến đường này sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa các trung tâm kinh tế, chỉ còn khoảng 5-6 giờ thay vì hơn 30 giờ như hiện tại bằng đường sắt thông thường.

Tuyến đường này sẽ sử dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm, với các công nghệ hiện đại trong điều khiển và vận hành, nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hành khách. Các đoạn đường ưu tiên trong giai đoạn đầu của dự án sẽ bao gồm Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh.

duong sat toc do cao bac nam 6
Toàn cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam – Bước đột phá giao thông Việt Nam

Dự án sẽ đi qua 20 tỉnh thành gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM.

Theo đơn vị tư vấn, khoảng cách giữa các ga đảm bảo cự ly tối thiểu khoảng 30 km. Tùy theo biểu đồ chạy của từng tàu để bố trí việc dừng đỗ tại các ga, không phải tàu nào cũng dừng đỗ tất cả ga. Từ Hà Nội đến TP HCM, hiện có 19 đô thị có quy mô 500.000 dân trở lên, trong đó có 2 đô thị đặc biệt và 17 đô thị loại 1, bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng và khai thác có hiệu quả hạ tầng. Tuyến đường được dự kiến sẽ hoàn thành trong 8 năm.

Dự án có nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 10.827 ha. Trong đó, đất trồng lúa khoảng 3.655 ha (đất lúa nước từ hai vụ trở lên là 3.102 ha); đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha; các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Số dân tái định cư khoảng 120.836 người.

Công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật

Dự án ĐSTĐC Bắc Nam sẽ sử dụng công nghệ  và tiêu chuẩn tiên tiến trong ngành đường sắt thế giới, với các hệ thống điều khiển và an toàn hiện đại, đảm bảo tính đồng bộ, khả năng vận hành hiệu quả và an toàn. Tàu sẽ sử dụng hệ thống điện khí hóa và chạy trên các tuyến đường đôi, đảm bảo khả năng lưu thông liên tục và an toàn.

Dự án này đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và học tập kinh nghiệm tại 6 nước đã làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao. Công nghệ tàu sẽ tương tự như hệ thống đường sắt tốc độ cao ở các nước phát triển như Nhật Bản (tàu Shinkansen), Hàn Quốc (KTX), và Trung Quốc (CRH). Điều này không chỉ đảm bảo độ chính xác, an toàn trong vận hành, mà còn nâng cao trải nghiệm hành khách với tốc độ cao và tiện nghi.

Thời gian và tiến độ triển khai

Theo Bộ GTVT, Dự án ĐSTĐC Bắc Nam được dự kiến thực hiện theo nhiều giai đoạn, với ưu tiên xây dựng trước các đoạn có nhu cầu vận tải cao. Giai đoạn 1 sẽ tập trung vào các đoạn từ Hà Nội đến Vinh và từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh. Đối với giai đoạn 1 sẽ tiến hành phóng mặt bằng, chọn nhà thầu và khởi công  vào cuối năm 2027, hoàn thành dự kiến vào năm 2032.

Các đơn vị đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tại kỳ họp tháng 10/2024. Trong hai năm tiếp theo 2025-2026, Bộ sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Sau khi khởi công hai đoạn 1, các đoạn còn lại đoạn từ Vinh đến Nha Trang sẽ khởi công trong năm 2028-2029. Toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành năm 2035 (tổng thời gian hoàn thành dự kiến tính từ 2024 là 11 năm)

Tài chính và nguồn vốn triển khai

Căn cứ quy mô nền kinh tế, khả năng huy động nguồn vốn, kinh nghiệm quốc tế, để bảo đảm đầu tư dự án thành công, Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư là đầu tư công.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Chính phủ cho hay, kinh nghiệm từ 27 dự án trên thế giới cho thấy đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không có hiệu quả hơn đầu tư công. “Việc chuyển rủi ro sang khu vực tư nhân là không hiệu quả”, Chính phủ thông tin, một số quốc gia đầu tư theo phương thức PPP nhưng không thành công, phải quốc hữu hóa hoặc phải nâng mức hỗ trợ của Nhà nước với các dự án PPP lên rất cao như Đài Loan (Trung Quốc).

Một số dự án trên thế giới áp dụng phương thức PPP nhưng phạm vi đầu tư chủ yếu là các khu thương mại, nhà ga trung tâm hoặc đầu tư phương tiện khai thác một số đoạn tuyến hiệu quả, theo Chính phủ.

Qua rà soát các phương án đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, quy mô, tham khảo suất đầu tư đường sắt tốc độ cao của các nước cũng như tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ Giao thông Vận tải tính toán tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD).

Trong đó ước tính, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân là 150.148 tỷ đồng (khoảng 5,9 tỷ USD); chi phí xây dựng 846.014 tỷ đồng (khoảng 33,25 tỷ USD). Chi phí thiết bị 280.771 tỷ đồng (khoảng 11,03 tỷ USD); chi phí quản lý dự án 20.282 tỷ đồng (khoảng 0,8 tỷ USD); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 91.946 tỷ đồng (khoảng 3,61 tỷ USD)…

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy

Về đến tổng vốn đầu tư 67,34 tỷ USD cho dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, với kế hoạch đặt ra, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để hoàn thành dự án vào năm 2035.

Dự án sẽ được bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 16,2% vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 nếu Việt Nam giữ nguyên tỷ lệ đầu tư công trung hạn như hiện nay. Theo đánh giá các chỉ tiêu an toàn nợ công khi triển khai đầu tư dự án cho thấy, giai đoạn đến năm 2023, cả 3 tiêu chí: Nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia đều thấp hơn mức cho phép.

Về bài toán nhân lực, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự kiến sử dụng nhân lực phục vụ cho công tác xây dựng khoảng 180.000 người, phục vụ vận hành và khai thác khoảng 13.880 người, nhân lực làm việc trong các cơ quan quản lý khoảng 700 người và khoảng 1.200 kỹ sư tư vấn.

Thông tin giá vé đường sắt cao tốc Bắc Nam

Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến được chia ba mức phù hợp với khả năng chi trả người dân, nhu cầu và mức độ tiện nghi khác nhau.

Trong đó giá vé tính theo mỗi km di chuyển dự kiến như sau:

  • Vé hạng nhất: 0,18 USD ~ 4.573 VNĐ (khoang hạng VIP)
  • Vé hạng hai: 0,074 USD – 1.880 VNĐ
  • Vé hạng ba: 0,044 USD ~ 1.118 VNĐ

Như vậy, tính trên toàn chặng Hà Nội – TP HCM, vé hạng nhất khoảng 6,9 triệu; hạng hai là 2,9 triệu và hạng ba là 1,7 triệu đồng.

Vị trí 26 ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

duong sat toc do cao bac nam 1
Toàn cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam – Bước đột phá giao thông Việt Nam. Nguồn: VnExpress

Hướng tuyến và vị trí các ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Dưới đây là bảng dự kiến 26 nhà ga thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam:

STTTỉnh thànhSố nhà gaTên gaVị trí
1Hà Nội2Ga hành khách,
ga hàng hóa Ngọc Hồi
Xã Liên Ninh và Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì
2Hà Nam1Phủ LýXã Liêm Tuyền và Liêm Tiết, TP Phủ Lý
3Nam Định1Nam ĐịnhXã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc
4Ninh Bình1Ninh BìnhXã Khánh Thượng, huyện Yên Mô
5Thanh Hóa1Thanh HóaXã Đông Tân và Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa
6Nghệ An1VinhXã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên
7Hà Tĩnh3Hà TĩnhXã Thạch Đài, huyện Thạch Hà
Ga hành khách,
ga hàng hóa Vũng Áng
Xã Kỳ Hoa, huyện Kỳ Anh
8Quảng Bình1Đồng HớiXã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới
9Quảng Trị1Đông HàPhường Đông Lương, TP Đông Hà
10Thừa Thiên Huế1TP HuếXã Phú Mỹ, huyện Phú Vang
11Đà Nẵng1Đà NẵngXã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
12Quảng Nam2Tam KỳPhường Trường Xuân, TP Tam Kỳ
Ga hàng hóa Chu LaiHuyện Núi Thành
13Quảng Ngãi1Quảng NgãiPhường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi và xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa
14Bình Định2Bồng SơnXã Hoài Tân và thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn
Diêu TrìXã Phước An, huyện Tuy Phước
15Phú Yên1Tuy HòaXã Hòa Thành, thị Xã Đông Hòa
16Khánh Hòa2Ga hàng hóa Vân PhongXã Ninh An, thị xã Ninh Hòa
Diên KhánhXã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh
17Ninh Thuận1Tháp ChàmPhường Phước Mỹ, TP Phan Rang
18Bình Thuận2Phan RíXã Phan Hòa, huyện Bắc Bình
Mương MánXã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam
19Đồng Nai2Long ThànhXã Bình Sơn, huyện Long Thành
Ga hàng hóa Trảng BomXã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom
20TP HCM1Thủ ThiêmPhường An Phú, TP Thủ Đức

Bảng 26 nhà ga dự kiến trong dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Nguồn: VnExpress

Nhà ga Thủ Thiêm - Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Tuyến đường sắt tốc độ Bác Nam tại TP HCM – Ga Thủ Thiêm

duong sat toc do cao bac nam 3

Tuyến đường sắt tốc độ Bác Nam tại Hà Nội – Ga Ngọc Hồi

Lợi ích mang lại khi vận hành dự án

Dự án ĐSTĐC Bắc Nam được xây dựng với nhiều mục tiêu chiến lược, trong đó quan trọng nhất là giải quyết nhu cầu vận tải tăng cao giữa các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, và TP. Hồ Chí Minh. Dự án nhằm:

Tăng cường kết nối vùng và phát triển bền vững: Giúp giảm khoảng cách giữa các khu vực, đặc biệt là giữa các vùng kém phát triển với các đô thị lớn. Điều này sẽ tạo ra sự cân bằng trong phát triển kinh tế và xã hội giữa các tỉnh thành. Ngoài ra các địa phương dọc theo tuyến đường sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn nhờ khả năng kết nối tốt.

Giảm áp lực lên giao thông đường bộ và hàng không: Các tuyến đường quốc lộ hiện nay đang chịu áp lực quá lớn từ lưu lượng phương tiện, đặc biệt là trên Quốc lộ 1A. Ngoài ra, hệ thống hàng không cũng đang đối mặt với tình trạng quá tải trong các dịp cao điểm.

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tuyến đường sắt tốc độ cao giúp giảm đáng kể thời gian di chuyển, chỉ còn khoảng 5-6 giờ cho hành trình đi từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh. Đường sắt là phương tiện vận tải chi phí thấp hơn so với hàng không và vận tải đường bộ, đặc biệt với khối lượng hành khách và hàng hóa lớn. (Để vận chuyển khoảng 15.000 – 16.000 hành khách/giờ, tuyến đường bộ cần có bề rộng chiếm đất khoảng 75m nhưng tuyến đường sắt tốc độ cao cần bề rộng chiếm đất khoảng 25m, chỉ bằng 1/3 so với đường bộ)

Thân thiện với môi trường: Đường sắt tốc độ cao là một phương tiện giao thông thân thiện với môi trường hơn so với đường bộ và hàng không do việc vận hành hoàn toàn bằng điện, giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 ra môi trường (phát thải CO2 thấp hơn máy bay 8,5 lần, thấp hơn ôtô 3,7 lần).

So sánh các tác động môi trường của ba phương thức di chuyển: tàu điện, ô tô và máy bay. Graphic by High Speed Rail Alliance
So sánh các tác động môi trường của ba phương thức di chuyển: đường sắt, ô tô và máy bay được ghi nhận khi đi từ Paris đến Marseille (Pháp). Đồ họa thực hiện bởi High Speed Rail Alliance

Các tiêu chí so sánh bao gồm lượng khí thải carbon dioxide (CO₂), tiêu thụ tài nguyên năng lượng, chất hạt (particulate matter), oxit nitơ (NOₓ) và hydrocacbon phi metan (NMHC). Trong đó máy bay tạo ra lượng khí thải lớn nhất trong tất cả các tiêu chí, trong khi tàu hỏa là phương tiện thân thiện môi trường hơn cả, với lượng khí thải và tiêu thụ tài nguyên ít nhất. Điều này thể hiện mức độ tác động của các phương thức di chuyển đến sự nóng lên toàn cầu và sức khỏe con người.

An toàn và hiệu quả: Với hệ thống điều khiển hiện đại, đường sắt tốc độ cao được xem là phương tiện vận tải an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông so với đường bộ. Thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ở Việt Nam hàng năm khoảng 2,9% GDP cả nước, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ tiết kiệm chi phí thiệt hại do giảm tai nạn giao thông khoảng 849 triệu USD vào năm 2040, khoảng 1.906 triệu USD vào năm 2050.

Nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực: Đưa Việt Nam lên bản đồ giao thông hiện đại trên thế giới, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Thách thức và vấn đề gặp phải

Theo phương án đề ra, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam dự kiến khởi công vào năm 2027 và phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn tuyến năm 2035. Một câu hỏi đặt ra, thời gian 8 năm xây dựng có đủ cho một “siêu dự án”? Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh vướng mắc lớn nhất cho các dự án xây dựng cơ bản chủ yếu nằm ở khâu giải phóng mặt bằng. Rất nhiều chủ đầu tư đã bị nhà thầu kiện vì chậm giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, với đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, chúng ta đang có quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện dự án.

Hình ảnh cầu Mỹ Thuận 2
Hình ảnh cầu Mỹ Thuận 2

Ông Huy cũng cho biết, dù chưa có kinh nghiệm xây dựng đường sắt tốc độ cao song chúng ta hiện có đội ngũ làm toàn bộ kết cấu hạ tầng. Với cầu dây văng, chúng ta đã làm chủ được toàn bộ công nghệ, như cầu Mỹ Thuận 2 từ thiết kế đến thi công 100% là nội địa. Với hầm, các công ty như Đèo Cả, Sông Đà 10, Xuân Hải… có khả năng tự chủ toàn bộ. Về đoàn tàu, chúng ta đã nâng cấp toàn bộ các toa xe cũ thành các toa xe chất lượng cao, chạy tàu SE21/SE22 giữa TP.HCM – Đà Nẵng, rất đông khách du lịch, thường xuyên cháy vé.

Chúng ta có 2 cơ sở công nghiệp đường sắt như nhà máy Xe lửa Dĩ An, nhà máy Xe lửa Gia Lâm phát triển từ thời Pháp, nay có đầy đủ máy móc, thiết bị, bao gồm các móc thiết bị hiện đại như máy cắt CNC. “Phần kết cấu hạ tầng ước tính khoảng 34 tỷ USD trong dự án nên không thể nói chúng ta không có gì”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy khẳng định.

Liên quan đến tiến độ, GS.TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, đây là siêu dự án, nếu để chậm tiến độ sẽ gây đội vốn, từ đó không phát huy được hiệu quả. Do đó cần phải sớm hoàn thành”, ông Cường nêu quan điểm. Theo ông Cường, để đảm bảo đúng tiến độ dự án, trước hết cần có cơ chế tập trung các nguồn lực, tập trung ưu tiên vốn, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn.

So sánh với các dự án đường sắt tốc độ cao quốc tế

Đường sắt cao tốc xuất hiện trên thế giới từ nhiều thập kỷ trước và đang ngày càng trở thành xu hướng, khi nhu cầu di chuyển của người dân tăng cao. Dù vậy, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng lại khá lớn.

Đường sắt tốc độ cao tại Trung Quốc

duong sat toc do cao kinh ho trung quoc

Trung Quốc là nước có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, giới chức Trung Quốc có ý tưởng về loại hình giao thông này từ năm 1978. Nhưng 30 năm sau, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên mới đi vào hoạt động, nhờ được chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp Nhật Bản, Canada, Đức, Pháp. Hiện tại, Trung Quốc có hơn 42.000 km đường sắt cao tốc trên cả nước.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải (Đường sắt cao tốc Kinh Hỗ) với độ dài 1.318 km là một trong những tuyến bận rộn và quan trọng nhất, khi kết nối hai khu vực kinh tế chính của nước này. Tuyến này có 2 loại tàu cùng vận hành, với tốc độ tối đa 350 km mỗi giờ, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống dưới 5 giờ.

So sánh về giá vé, vé hạng 2 có giá 570 – 660 nhân dân tệ (81-94 USD), hạng nhất là 960 – 1.000 nhân dân tệ và hạng thương gia 1.800 – 2.300 nhân dân tệ. Tính trên mỗi km di chuyển, vé hạng thương gia có giá 0,2 USD, hạng nhất là 0,1 USD và hạng 3 là 0,06 USD.

Đường sắt tốc độ cao tại Đài Loan

duong sat toc do cao tai dai loan

Đường sắt cao tốc Đài Loan (Taiwan High Speed Rail) là tuyến đường sắt cao tốc chạy khoảng 350 km (217 mi), dọc theo bờ biển phía tây của Đài Loan, từ thủ đô Đài Bắc đến thành phố phía nam Cao Hùng. Với việc xây dựng và vận hành được quản lý bởi một công ty tư nhân, Công ty Đường sắt cao tốc Đài Loan. Vào thời điểm xây dựng, đây được xem là một trong những công trình xây dựng đường sắt tư nhân lớn nhất thế giới. Hệ thống này chủ yếu dựa trên Shinkansen của Nhật Bản.

Vé tàu đường sắt cao tốc Đài Loan đây được chia làm hai hạng – phổ thông và thương gia. Nếu đi trọn tuyến từ Nam Cảng đến Tả Doanh dài 345 km, giá vé hạng phổ thông là 1.530 Đài tệ, hạng thương gia 2.500 Đài tệ. Trung bình theo km, hai hạng vé này lần lượt có giá 0,14 USD và 0,23 USD.

Đường sắt tốc độ cao tại Nhật Bản

tau shinkansen nhat ban

Quốc gia châu Á nổi tiếng với đường sắt cao tốc là Nhật Bản. Hệ thống tàu cao tốc Shinkansen hiện do Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản (JR) quản lý, hoạt động trên đường ray xây riêng với tốc độ khoảng 320 km một giờ.

Nhật Bản cũng là nước có tuyến đường sắt cao tốc thương mại đầu tiên trên thế giới – Tokaido Shinkansen – nối hai trung tâm kinh tế lớn của nước này là Tokyo và Osaka. Tuyến này hoạt động năm 1964, mục tiêu ban đầu là kết nối các vùng xa xôi với thủ đô, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội.

Dù vậy, tuyến dài nhất tại đây là Tohoku Shinkansen, nối Tokyo với thành phố Aomori, với tổng chiều dài tuyến là 674 km. Giá vé cho tuyến này chia làm 3 hạng. Thấp nhất là 17.470 yen, ghế hạng nhất là 23.540 yen và ghế Gran Class là 28.780 yen. Giá vé đường sắt cao tốc tại Nhật Bản bình quân 0,18 USD, 0,24 USD và 0,3 USD, tương ứng với từng hạng ghế.

Đường sắt tốc độ cao tại Indonesia

duong sat toc do cao whoosh tai indonesia

Cuối năm 2023, Indonesia khánh thành Whoosh, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á, được Tổng thống Widodo ca ngợi là “biểu tượng hiện đại hóa”. Với tốc độ tối đa 350 km/h, tàu cao tốc Whoosh có thể đi từ thủ đô Jakarta đến thủ phủ Bandung của tỉnh Tây Java trong 45 phút. Hành trình 140 km này trước đây sẽ mất khoảng từ 2-3 giờ đi tàu.

Dự án đường sắt cao tốc này là một phần Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, chương trình được khởi xướng từ năm 2012 với nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh hậu thuẫn. Dự án này được PT KCIC, bao gồm 4 công ty nhà nước Indonesia, kết hợp với Công ty Đường sắt Quốc tế Trung Quốc xây dựng.

Theo thông tin trên website công ty điều hành hệ thống tàu cao tốc nước này, giá vé hiện tại là 225.000 rupiah cho hạng phổ thông, 450.000 rupiah hạng thương gia và 600.000 rupiah hạng nhất. Tính trung bình, giá vé mỗi km lần lượt là 0,11 USD, 0,2 USD và 0,28 USD.

Đường sắt tốc độ cao tại Pháp

duong sat toc do cao tgv tai phap

Pháp là một trong những nước đầu tiên có đường sắt cao tốc trên thế giới. Hệ thống TGV của nước này được đưa vào khai thác năm 1981, thường di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 320 km một giờ. TGV kết nối các thành phố của Pháp, di chuyển tới các nước xung quanh như Bỉ, Luxembourg, Đức, Italy và Tây Ban Nha.

Paris – Lyon là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại châu Âu và phổ biến nhất tại Pháp, với chiều dài hơn 400 km. Tùy việc hành khách đi tàu giá rẻ hay cao cấp, chọn ghế hạng nhất hay hạng hai, và giờ khởi hành lúc nào, giá vé sẽ khác nhau. Vé hạng hai vào khoảng 35-109 euro, còn vé hạng nhất là 83-152 euro. Bình quân mỗi km giá 0,1-0,4 USD.

Đường sắt tốc độ cao tại Đức

tuyen duong sat toc do cao Cologne Frankfurt tai duc

Tại Đức, tuyến Cologne – Frankfurt hiện là một trong những tuyến đường sắt cao tốc quan trọng nhất nước này, khi kết nối hai trung tâm về thương mại và công nghiệp. Tuyến này được xây dựng giai đoạn năm 1995-2002, với tổng chi phí khoảng 6 tỷ euro.

Tùy hạng ghế và loại tàu vận hành, giá vé tàu khoảng 50-100 euro. Tính trung bình trên quãng đường 180 km, vé hạng nhất 0,386 USD mỗi km và hạng hai là 0,265 USD.

So sánh giá vé đường sắt cao tốc tại các nước

(*) Giá vé tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là mức đề xuất

Tuyến đường sắt tốc độ caoGiá vé trung bình (USD/km)So sánh giá Việt Nam với các nước (%)
Hạng nhất Hạng haiHạng baHạng nhấtHạng haiHạng ba
Bắc – Nam (Việt Nam) (*)0,180,0740,044
Bắc Kinh – Thượng Hải (Trung Quốc)0,1990,0990,059897575
Tohoku (Nhật Bản)0,2830,1416352
Jakarta – Bandung (Indonesia)0,2610,1960,109683841
Cologne – Frankfurt (Đức)0,3860,2654628

Bảng so sánh giá vé đường sắt cao tốc tại các nước. Nguồn: VnExpress

Infographic toàn cảnh siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Infographic toàn cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Đồ họa bởi: VTV
Infographic toàn cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Đồ họa bởi: VTV

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ được hoàn thành khi nào?

Dự kiến sẽ chia thành nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 bao gồm tuyến Hà Nội – Vinh và tuyến TP HCM – Nha Trang triển khai vào năm 2027 và dự kiến hoàn thành năm 2032, các giai đoạn còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vận hành toàn tuyến vào năm 2035.

2. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có tổng chiều dài bao nhiêu?

Dự án có tổng chiều dài 1.545 km, kết nối từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.

3. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có bao nhiêu nhà ga?

Dự án bao gồm 26 nhà ga với 23 ga hành khách và 5 ga hàng (trong đó có bao gồm ga hỗn hợp cả hành khách và hàng)

4. Chi phí cho dự án này là bao nhiêu và nguồn vốn từ đâu?

Tổng mức đầu tư theo ước tính sơ bộ khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD). Huy động vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, vay quốc tế và hợp tác công tư.

5. Tốc độ di chuyển của tàu là bao nhiêu và an toàn như thế nào?

Tốc độ tối đa là 350 km/h, tốc độ vận hành là 320km/h vận hành theo điện khí hóa đường sắt với hệ thống điều khiển tiên tiến để đảm bảo an toàn.

6. Dự án sẽ ảnh hưởng đến người dân dọc tuyến như thế nào?

Dự án sẽ tạo ra cơ hội kinh tế mới, nhưng cũng ảnh hưởng đến một số khu vực dân cư; các chính sách đền bù và tái định cư sẽ được thực hiện.

7. Lợi ích của đường sắt tốc độ cao so với các phương tiện khác là gì?

Rút ngắn thời gian di chuyển khi đi từ Hà Nội – TP HCM xuống còn 5-6 giờ di chuyển, tiết kiệm chi phí hơn so với đường hàng không, an toàn hơn so với đường bộ, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ bài viết

5/5 - (3 đánh giá)

Đừng bỏ lỡ thông tin !

Cho phép chúng tôi gửi những thông tin cập nhật mới nhất về thị trường qua email.

Picture of Huttons VN

Huttons VN

Huttons VN Company Limited là đại diện chính thức của Tập đoàn Bất động sản Huttons tại Việt Nam. Thành lập vào ngày 09/05/2018, chúng tôi vươn đến một thỏa thuận chính thức và hợp nhất để gia tăng mọi lợi thế cạnh tranh khi mang các giải pháp kinh doanh đến Việt Nam, dành cho cả nhà đầu tư và người mua nhà. Sự thành công của Huttons VN được xây dựng dựa trên sự kết hợp kinh nghiệm kinh doanh ở nước ngoài và những kiến thức tại thị trường Việt Nam.

Dự án nổi bật

Liên hệ với chúng tôi

Bài viết cùng chuyên mục

thumbnail-vietnams-north-south-high-speed-railway

Toàn cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam -...

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam (ĐSTĐC Bắc Nam) là một...
thumbnail-HCMC-issues-adjusted-land-price-list

TP HCM ban hành bảng giá đất điều chỉnh áp dụng chính...

TP HCM – Sáng ngày 22/10/2024, UBND TP.HCM đã chính thức ban hành Quyết...
HCMC apartment inventory shrinks by 2,000 in Q3

Hơn 2.000 căn hộ tồn ở TP HCM được tiêu thụ trong...

Theo CBRE, TP HCM đã ghi nhận hơn 2.000 căn hộ tồn kho ở...
thumbnail-vietnam-gdp-q3-2024

GDP quý 3 của Việt Nam tăng vọt 7,4% đạt mức cao...

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 7,4%...
world-bank-du-bao-nen-kinh-te-viet-nam-se-tang-truong-6-1-nam-2024

World Bank dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng...

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,1% vào năm...
thumbnail-nhon-trach-bridge-construction-update

Cập nhật thông tin về Cầu Nhơn Trạch nối Đồng Nai và...

Cầu Nhơn Trạch là cây cầu kết nối huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai...
thumbnail-Ho-Chi-Minh-City-prepares-to-reorganize-80-wards

TP HCM quyết định phương án sắp xếp lại 80 phường

Phương án sắp xếp 77 phường thuộc diện sắp xếp và 3 phường liền...
thumbnail-brand-new-apartment-prices-in-thu-duc-city-increased

Giá căn hộ mới ở Thành phố Thủ Đức tăng

TP HCM – Căn hộ mới ở Thành phố Thủ Đức bình quân 130-170...
thumbnail-rising-economy-of-vietnam

Việt Nam – Cường quốc tiếp theo của châu Á?

Từ một quá khứ đầy chiến tranh, Việt Nam đã chuyển mình thành một...
thumbnail-cap-nhat-thong-tin-cau-binh-khanh-noi-huyen-nha-be-va-can-gio

Cập nhật thông tin cầu Bình Khánh nối huyện Nhà Bè và...

Cầu Bình Khánh là cây cầu dây văng đường bộ thuộc công trình cầu...
Metro-Line-No-1-in-Ho-Chi-Minh-City-officially-announced-operation-plan (1)

Tuyến Metro số 1 TP.HCM chính thức công bố kế hoạch vận...

Việc đưa vào vận hành Metro số 1 vào tháng 7 tới hứa hẹn...
tang-toc-thi-cong-nut-giao-an-phu-bat-chat-nang-gay-gat-8025-thumb

Tăng tốc thi công nút giao An Phú bất chấp nắng gay...

Nút giao An Phú, tọa lạc tại TP Thủ Đức, đang được đẩy mạnh...