Mô hình second home chỉ vừa mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng phân khúc này đã phát triển mạnh nhiều thập kỷ qua tại các quốc gia phát triển. Đây là loại hình “nhà thứ hai” chuyên phục vụ mục đích du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày của gia đình vào mỗi cuối tuần. Hoặc thường xuyên phục vụ vào các mùa du lịch. Mô hình second home tại Việt Nam có thể cho thuê trong thời gian không có nhu cầu sử dụng.
Du lịch phát triển kéo theo sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp phát triển BĐS nghỉ dưỡng.
Ngày càng nhiều cơ sở lưu trú chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế với chuỗi tiện ích tích hợp. Mô hình second home đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng tham quan và tận hưởng dịch vụ tiện ích. Cùng với hoạt động vui chơi giải trí cao cấp của du khách trong và ngoài nước.
Đối với người mua nhà nghỉ dưỡng, mức độ sôi động của thị trường nghỉ dưỡng rất quan trọng. Đặc biệt là khi mục đích mua nhà là nhằm cho thuê lại. Người mua chú trọng khả năng cho thuê lại của bất động sản. Ngoài ra họ cũng rất quan tâm về thỏa thuận về lợi nhuận và chi phí vận hành. Đó là ba yếu tố tác động đến tốc độ hồi vốn và sinh lời của second home.
Đà phát triển về hạ tầng giao thông, điểm du lịch, cơ sở lưu trú… đang ngày một tăng cao.
Điều này tạo ra cơ hội rất lớn đối với bất động sản nghỉ dưỡng. Các chủ đầu tư thì ngày càng sáng tạo trong việc phát triển những loại hình sản phẩm mới. Các cách thức mới để thu hút cả nhà đầu tư và du khách được hình thành. Điều này góp phần tạo nguồn vốn lớn cho phát triển. Và nhờ đó không phải phụ thuộc vào nguồn tín dụng ngân hàng.
Diễn đàn về bất động sản nghỉ dưỡng vừa diễn ra tại TP HCM có khách mời Giáo sư Đặng Hùng Võ. Ông là cựu Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường. Ông khẳng định loại hình bất động sản này vẫn đang có tiềm năng phát triển rất cao. Và có tiềm năng phát triển cả ngắn và dài hạn. So với các quốc gia Đông Nam Á, lượng BĐS du lịch tại Việt Nam vẫn còn kém xa. Đà phát triển về hạ tầng giao thông, điểm du lịch… đang tạo ra cơ hội rất lớn đối với BĐS nghỉ dưỡng.